Hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực công đoàn

Doanh nghiệp sau khi thành lập công đoàn thường không chú ý đến việc đảm bảo hoạt động của công đoàn. Doanh nghiệp cần chú ý đến các hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực công đoàn để tránh xử phạt.

Không đảm bảo thực hiện quyền công đoàn

Người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:

– Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;

– Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;

– Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;

– Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng:

– Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn;

– Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Doanh nghiệp có hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.


Vi phạm quy định về về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

Tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP có quy định về các hành vi vi phạm về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. và mức xử phạt vi phạm. Theo đó, doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây thì bị phạt:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với các hành vi:

– Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;

– Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động;

– Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;

– Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn;

– Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi:

– Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn;

– Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn;

– Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.


Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đốvới tổ chức và hoạt động công đoàn

Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

– Không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn;

– Không cho người lao động làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức;

– Thực hiện các biện pháp kinh tế tác động đến người lao động để người lao động không tham gia công đoàn hoặc không hoạt động công đoàn.

Xem thêm: Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong quan hệ lao động


Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

Để duy trì hoạt động của công đoàn, doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn. Trường hợp doanh nghiệp đóng chậm, đóng không đầy đủ hay chưa đóng thì bị xử lý theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, cụ thể:

– Phạt tiền với mức từ 24% đến dưới 30% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Chậm đóng kinh phí công đoàn;

+ Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

+ Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

– Phạt tiền với mức từ 36% đến 40% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

Xem thêm: Công tác phí và một số quy định của pháp luật có liên quan

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực công đoàn” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button