Lưu ý về góp vốn công ty cổ phần theo quy định pháp luật

Lưu ý về góp vốn công ty cổ phần theo quy định pháp luật. Ai có quyền góp vốn vào công ty ? Các loại cổ phần và thủ tục góp vốn vào như thế nào.

Ai có quyền góp vốn vào công ty cổ phần

Luật doanh nghiệp 2014 tại điều 18 đã quy định tại khoản 3: “Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.” 

Xem thêm: Đối tượng không được góp vốn vào công ty 

Vậy nên các cá nhân, tổ chức cần xem xét đến tư cách của mình trước khi quyết định góp vốn vào công ty và cần phân biệt trường hợp này với trường hợp các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Vốn điều lệ công ty cổ phần

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. 

>> Xem thêm: Dịch vụ làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

Các loại cổ phần trong công ty cổ phần

Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần và chia cho các cổ đông. Trong công ty cổ phần có hai loại cổ phần chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.

Cổ phần phổ thông

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần mà người sở hữu nó sẽ có các quyền lợi nhất định như tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp , nhận cổ tức, tự do chuyển nhượng cổ phần, quyền được thông tin,…  

Cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi là loại cổ phần mà người sở hữu nó sẽ có những quyền lợi đặc biệt hơn tùy vào từng loại cổ phần ưu đãi được đăng ký mua:

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Chỉ được nắm giữ bởi tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Công ty cổ phần cung cấp đa dạng các loại cổ phần tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng, điều kiện của nhà đầu tư, khiến cho việc huy động vốn trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, nó cũng như tạo các quyền lợi phù hợp với mong muốn của nhà đầu tư hơn so với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn.

>> Xem thêm: Cổ đông công ty cổ phần

Trình tự và thủ tục góp vốn

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Nếu sau thời hạn quy định trên có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, người thực hiện góp vốn phải tuân thủ các quy định chung về tài sản góp vốn, hình thức góp vốn, theo pháp luật.

>> Xem thêm: Các bước thành lập công ty cổ phần

Trên đây là những lưu ý khi góp vốn vào công ty cổ phần gửi tới bạn đọc. Hãy liên lạc với chúng tôi nếu quý khách muốn thành lập công ty cổ phần hoặc thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button