Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Tổng đại lý xăng dầu là đầu mối phân phối xăng dầu cho hệ thống đại lý bán xăng dầu. Vậy quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý được quy định như thế nào?

Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao.

1.Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

* Quyền của đại lý kinh doanh xăng dầu:

– Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên đại lý cho một thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý.

– Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên giao đại lý cho đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý cho các đại lý đó.

– Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định

* Nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:

– Chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một thương nhân đầu mối. 

– Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định.

– Chỉ được thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

– Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là đại lý trong các khâu kinh doanh xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính.

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

– Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối, phải thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.

– Kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý trong hệ thống phân phối của mình, phương tiện vận tải xăng dầu.

–  Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.

– Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.

– Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng

2.Trách nhiệm của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Thương nhân là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm:

–  Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý với bên giao đại lý, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương .

– Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý, trong vòng mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân là tổng đại lý phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương.

– Ký hợp đồng làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu. Tổng đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm tổng đại lý cho bên giao đại lý khác.

–  Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

– Trên cơ sở hợp đồng ký kết với bên giao đại lý, tổ chức cung ứng xăng dầu liên tục, ổn định cho toàn bộ hệ thống phân phối của tổng đại lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trường.

– Không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định.

– Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.

>>> Xem thêm Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân phân phối xăng dầu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button