Cổ đông công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành

Cổ đông công ty cổ phần là ai ? Các loại cổ đông công ty cổ phần và đặc điểm chú ý theo quy định mới nhất của pháp luật như thế nào.

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014

Người sở hữu cổ phần của công ty cổ phần được gọi là cổ đông công ty cổ phần. Vậy theo pháp luật có những loại cổ đông như thế nào?

Cổ đông phổ thông

Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần cổ thông được gọi là cổ đông phổ thông.

Quyền của cổ đông phổ thông

+ Tham dự và phát biểu trong các đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

+ Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

+ Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.

+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.

+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ.

+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

+ Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.

+  Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

+  Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

+  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của  Điều lệ công ty.

>>> Xem thêm Dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói uy tín

Cổ đông ưu đãi biểu quyết

– Người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ đông ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần.

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.

– Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

– Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết:

+ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ với số phiếu biểu quyết 

+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông

a) Tham dự và phát biểu trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác .

b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ;

c) Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông.

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

Cổ đông ưu đãi cổ tức

– Cổ đông ưu đãi cổ tức là người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức

– Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.

– Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

– Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

– Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức:

+ Nhận cổ tức

+ Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty. Sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.

+ Các quyền khác  như cổ đông phổ thông. Trừ quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

Cổ đông ưu đãi hoàn lại

– Cổ đông ưu đãi hoàn lại là người sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.

– Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

-Quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại có các quyền như cổ đông phổ thông. Trừ quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

>> Xem thêm Quy định về chi trả cổ tức trong công ty cổ phần

Trên đây là quy định cổ đông công ty cổ phần. Hãy liên hệ với LawKey nếu muốn thành lập công ty cổ phần hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button