Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc là hai hình thức hạch toán thuế của chi nhánh. Làm sao có thể phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc? Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc.

1. Tìm hiểu về chi nhánh công ty

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 45 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Địa chỉ của chi nhánh có thể không cùng với địa chỉ của trụ sở chính.

Hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc là hình thức hạch toán thuế của chi nhánh. Chế độ kế toán của từng loại chi nhánh khác nhau. Nhưng pháp luật về doanh nghiệp không phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc. 

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chi nhánh công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

2. Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc

2.1. Chi nhánh hạch toán độc lập

– Có bộ máy kế toán riêng theo Luật Kế toán.

– Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,… tại chi nhánh hạch toán độc lập.

– Lập và nộp báo cáo tài chính tại cư quan thuế chủ quản của chi nhánh đó.

– Đăng ký sử dụng hóa đơn riêng

– Có con dấu riêng, mã số thuế riêng, tài khoản ngân hàng riêng.

Chi nhánh hạch toán độc lập cũng sẽ lập báo cáo và hạch toán giống như một công ty riêng rẽ. Doanh nghiệp chủ quản sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.

Chi nhánh hạch toán độc lập vẫn chịu sự chi phối của doanh nghiệp chủ quản. Doanh nghiệp có thể thay đổi người đứng đầu chi nhánh mà không cần thông qua người đứng đầu chi nhánh.

>>>Xem thêm: Những công việc cần làm ngay sau khi thành lập chi nhánh

2.2. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc được chia làm hai loại. Là chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản.

♣ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản

– Không phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. Mà sẽ khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản. 

– Không phải lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Không phải kê khai thuế giá tị gia tăng nếu không kinh doanh lĩnh vực nhà hàng ăn uống.

– Có thể sử dụng con dấu. 

– Có thể sử dụng hóa đơn riêng.

>>>Xem thêm: Những lưu ý khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp, công ty

♣ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản

– Không phải kê khai thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. Khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản.

– Có bộ máy kế toán thuộc bộ máy kế toán của công ty.

– Không phải lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Kê khai thuế giá trị gia tăng tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. 

– Kê khai và nộp lệ phí môn bài tại nơi đặt trụ sở chi nhánh.

– Có thể sử dụng con dấu, hóa đơn riêng.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh sẽ chuyển số liệu doanh thu, chi phí, chứng từ về doanh nghiệp chủ quản để kê khai thuế và báo cáo tài chính.

>>>Xem thêm: Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Nếu Công ty bạn đang muốn thành lập chi nhánh hoặc có những thắc mắc khác liên quan tới doanh nghiệp, hãy nhấc điện thoại lên và gọi tới số: Click gọi ngay: 0967.59.1128  hoặc  024.665.65.366  để được các luật sư dày dạn kinh nghiệm của LawKey tư vấn miễn phí cho bạn.

Khách hàng quan tâm có thể tham khảo một số dịch vụ khác của chúng tôi:

– Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 

– Dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp

– Dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ

– Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm, kinh doanh vận tải,…

– Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button