Những công việc cần làm ngay sau khi thành lập chi nhánh. Luật LawKey hướng dẫn các quy định pháp lý và công việc cần làm khi thành lập chi nhánh.
1. Khai, nộp lệ phí môn bài
Chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh. Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.
♦ Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của chi nhánh
- Tờ khai lệ phí môn bài
- Giấy ủy thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật để thực hiện công việc.
♦ Mức thu lệ phí môn bài
Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.
Ngày chậm nhất mà chi nhánh phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu chi nhánh thành lập trong thời gian 06 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm). Thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.
>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh
2. Thông báo về việc đặt in, tự in hoặc sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế
Chi nhánh đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng. Hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp. Bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc.
Mẫu hóa đơn ở chi nhánh có thể giống hoặc khác với mẫu hóa đơn của trụ sở chính của doanh nghiệp.
♦ Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn với doanh nghiệp
– Tên doanh nghiệp phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn
– Chi nhánh đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ chi nhánh của đơn vị bán hàng” để sử dụng.
Chi nhánh phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn.
Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp. Nhưng kê khai thuế giá trị gia tăng riêng. Thì chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh. Thì chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn nữa.
>>>Xem thêm: Thành lập chi nhánh của Thương nhân nước ngoài
3. Mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh
Ngoài ra, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Thì chi nhánh cần liên hệ với Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho mình.
Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng. Chi nhánh phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Chứ không phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nữa.
>>>Xem thêm:
Thủ tục thông báo mẫu dấu của chi nhánh doanh nghiệp
Thủ tục tạm ngừng hoạt động Chi nhánh công ty hợp danh
Trên đây là những thông tin cơ bản về Những công việc cần làm khi thành lập chi nhánh. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Sư Thủ Đô – đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh chuyên nghiệp nhất.