Thành viên hợp tác xã, hay hợp tác xã thành viên sẽ phải thực hiện góp vốn trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Quy định pháp luật như thế nào? Cùng Luật Sư Thủ Đô tìm hiểu.
♦ Căn cứ pháp lý: Luật hợp tác xã năm 2012
1. Tài sản góp vốn của thành viên, hợp tác xã thành viên
Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam. Bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn. Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận. Giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên. Hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
>>>Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã thành viên theo pháp luật
2. Thực hiện góp vốn trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ. Vốn góp của thành viên không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ. Và không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ. Nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 6 tháng. Kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Hoặc kể từ ngày được kết nạp.
>>>Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
3. Cấp giấy chứng nhận vốn góp
Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được cấp giấy chứng nhận vốn góp. Bởi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
– Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
– Nhân thân của của thành viên, hợp tác xã thành viên:
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. Của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
- Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên.
– Tổng số vốn góp. Thời điểm góp vốn.
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.
>>>Xem thêm:
Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của Hợp tác xã
Hợp tác xã là gì? Mô hình tổ chức quản lý của hợp tác xã
Trên đây là những thông tin cơ bản về Thực hiện góp vốn trong hợp tác xã, liên hiện hợp tác xã. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Sư Thủ Đô – đơn vị tư vấn luật doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey