Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần có những lưu ý gì? Cổ đông sáng lập có gì khác so với các cổ đông còn lại trong công ty cổ phần?
Cổ đông sáng lập
Căn cứ pháp lý:Luật Doanh nghiệp 2020 Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Xử lý tài sản góp vốn trong công ty cổ phần khi thành lập
Quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
Cổ đông sáng lập là người sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Nên cũng có các quyền giống cổ đông phổ thông.
Tuy nhiên, cổ đông sáng lập cũng có các quyền riêng. Theo quy định pháp luật, cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, cổ đông sáng lập có số phiếu biểu quyết cao hơn so với các cổ đông phổ thông khác. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm. Kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần
Tương tự như quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần cũng có các nghĩa vụ giống cổ đông phổ thông.
Cổ đông sáng lập cũng có các nghĩa vụ riêng phải tuân thủ:
- Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.
- Cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất cứ ai.
>>>Xem thêm:
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Trên đây là những thông tin cơ bản về Những điều cần biết về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần.
Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Sư Thủ Đô – cung cấp dịch vụ thành lập công ty cổ phần uy tín tại Hà Nội.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần