Những điểm mới về thủ tục thành lập công ty theo luật Doanh nghiệp 2014

Những điểm mới về thủ tục thành lập công ty mà người khởi nghiệp cần phải biết. Các lưu ý khi đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.

Về đăng ký ngành nghề khi thành lập công ty

Luật doanh nghiệp 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi quy định giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh, như vậy doanh nghiệp/công ty sẽ tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính (Luật Doanh nghiệp 2005 là 10 nội dung chính) là: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Mới đây nhất, Nghị định 108/2018/NĐ -CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 10/10/2018 đã quy định: Trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu đối với giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), thông báo thay đổi nội dung ĐKDN, nghị quyết, quyết định, biên bản về thành lập doanh nghiệp.

>> xem thêm: Tư vấn thành lập công ty

Về góp vốn điều lệ thành lập công ty

Nhằm giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Luật doanh 2014 đã có áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần vốn góp khi thành lập công ty. Thống nhất các khái niệm về vốn công ty cổ phần như cổ phần được quyền phát hành và cổ phần đã phát hành. Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng.

Thời hạn góp vốn điều lệ rút ngắn còn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong khi quy định theo Luật doanh nghiệp 2005 về thời thời hạn góp vốn tối đa là 36 tháng.

Xem thêm: Vốn điều lệ công ty tại thời điểm thành lập công ty

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2014 đã rút ngắn thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ trong khi theo quy định hiện nay (Luật doanh nghiệp 2005) là 5 ngày làm việc. Trên thực tế việc đăng ký kinh doanh thực hiện 2 bước: Đăng ký kinh doanh qua mạng trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (03 ngày) và hồ sơ bản giấy (2 ngày).
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bản điện tử và sẽ không có nội dung ngành, nghề kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp

Công ty có quyền quyết định hình thức, số lượng, nội dung con dấu

Theo quy định của Luật 2005, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu, trừ một số trường hợp được chấp thuận sử dụng con dấu thứ hai và phải được đăng ký mẫu tại cơ quan công an. Kể từ ngày 01/07/2015, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu của doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm thể hiện nội dung về tên và mã số doanh nghiệp, đồng thời phải được thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

>> Xem thêm: có bắt buộc sử dụng con dấu

Công ty có thể có nhiều người đại diện pháp luật

Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tùy thuộc vào nhu cầu quản trị của mỗi công ty, công ty quyết định số lượng, chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật.

Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Nếu hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc, hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty

Trên đây là những điểm mới về thủ tục thành lập công ty. Nếu Quý khách muốn biết rõ hơn về dịch vụ thành lập công ty, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button