Nhà hàng cũng là ý tưởng kinh doanh được nhiều người lựa chọn. Tùy thuộc vào số vốn của chủ nhà hàng, sẽ thuê mặt bằng, trang bị các cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp. Thành lập nhà hàng cần chuẩn bị hồ sơ những gì? Thủ tục thành lập nhà hàng như thế nào? Chủ nhà hàng sẽ phải làm những gì? Sau đây, Luật Sư Thủ Đô sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
♦ Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2014
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nghị định 108/2018/NĐ-CP
1. Hồ sơ thành lập nhà hàng
1.1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp (nếu lựa chọn mô hình doanh nghiệp)
Chủ nhà hàng sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Mô hình kinh doanh của nhà hàng sẽ do chủ nhà hàng quyết định lựa chọn. Có thể theo mô hình của một trong năm loại hình doanh nghiệp. Là Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hồ sơ thành lập mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau.
>>>Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp
1.2. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh (nếu lựa chọn mô hình hộ kinh doanh)
Chủ nhà hàng cũng có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh. Mô hình hộ kinh doanh thường là sự lựa chọn đối với những chủ nhà hàng có số vốn nhỏ, không quá lớn. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân. Hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực. Của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh. Hoặc của người đại diện hộ gia đình.
– Bản sao chứng thực biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
>>>Xem thêm: Hộ kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp khác nhau như thế nào?
2. Thủ tục thành lập nhà hàng
2.1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, chủ nhà hàng sẽ tiến hành thủ tục để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trên thực tế, thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1: Chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền cũng có thể thực hiện việc này. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.
Bước 2: Nếu nhận được thông báo hợp lệ từ Bước 1, chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Sau 1-2 ngày nộp bản giấy sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư.
Bước 4: Đặt khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.
2.2. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh (nếu lựa chọn mô hình hộ kinh doanh)
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn thủ tục thành lập doanh nghiệp. Thủ tục như sau:
Bước 1:
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đến Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2:
Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài chính – kế hoạch trao Giấy biên nhận.
Bước 3:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Nếu không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại.
>>>Xem thêm: Điều kiện kinh doanh nhà hàng theo quy định hiện hành
Lưu ý:
Khi thành lập nhà hàng, chủ nhà hàng sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ nhà hàng sẽ phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đó, nhà hàng mới được đi vào hoạt động.
>>>Xem thêm: Quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Trên đây là những thông tin về Hồ sơ, thủ tục thành lập nhà hàng theo quy định pháp luật. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Sư Thủ Đô – đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey