Vốn điều lệ công ty tại thời điểm thành lập công ty

Vốn điều lệ công ty là gì? Vốn điều lệ công ty tại thời điểm thành lập là số vốn tự kê khai hay là giá trị tài sản đã góp, sẽ phải góp? 

Sau đây, LawKey sẽ chia sẻ tới quý khách hàng quy định của pháp luật về nội dung này.

Vốn điều lệ công ty tại thời điểm thành lập

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Vốn điều lệ công ty (VĐL) là tổng giá trị tài sản do các thành viên, cổ đông đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty; Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của công ty mà VĐL tại thời điểm thành lập được quy định khác nhau.

Vốn điều lệ Công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Theo quy định tại Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, VĐL của Công ty cổ phần tại thời điểm thành lập ít nhất là 20% tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại chào bán.

Sau thời hạn thanh toán 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của Công ty cổ phần có thể thay đổi. Tăng lên nếu có thêm cổ đông mua cổ phần. Giảm đi nếu các cổ đông sáng lập không thanh toán đủ, đúng hạn và không có cổ đông mới mua cổ phần chào bán của công ty.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên tại thời điểm thành lập là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Vốn cam kết góp là phần vốn mà thành viên cam kết sẽ thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

Hết thời hạn 90 ngày, trong trường hợp các thành viên góp vốn góp không đủ hoặc không góp, công ty sẽ phải thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều đã đăng ký..

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Đối với Công ty TNHH 1 thành viên

Vốn điều lệ trong công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đúng và đủ với số vốn mà mình đã cam kết góp. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu chủ sở hữu công ty góp không đủ như số vốn đã cam kết góp. Thì sẽ phải thực hiện thủ tục thay đổi VĐL của công ty.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty tnhh một thành viên

Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập Công ty hợp danh

Vốn điều lệ của công ty hợp danh tại thời điểm thành lập là số vốn các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn cam kết góp. Các thành viên phải góp đúng và góp đủ với số vốn đã cam kết góp. Các loại tài sản góp vốn của các thành viên sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty.  

Trong trường hợp các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn không góp hoặc góp không đủ. Số vốn góp còn thiếu có thể được coi là một khoản nợ đối với công ty. Công ty hợp danh sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi VĐL.

Xem thêm: Ưu và nhược điểm công ty hợp danh 

Đối với Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự đưa ra vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp tư nhân khi lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên không nên đưa ra mức VĐL khác xa thực tế mà mình không thể làm được. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề khác như kế toán, hoạch toán và lãi vay,… Nếu việc đưa ra VĐL khác xa với thực tế của chủ doanh nghiệp bị phát hiện. Sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản. Khi muốn tăng hoặc giảm mức VĐL. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải thông báo về việc thay đổi vốn với Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. 

Xem thêm: Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân


 

Giới hạn vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập

Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan không quy định giới hạn số vốn điều lệ khi thành lập công ty là bao nhiêu. Không đưa ra một con số cụ thể. Tuy nhiên, thông qua một số văn bản pháp luật liên quan, ta có thể thấy rằng. 

– Vốn điều lệ tối thiểu của công ty là bao nhiêu thì pháp luật không quy định. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về mức vốn pháp định. Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. 

– Vốn điều lệ của công ty không có mức tối đa. 

>> Xem thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định


Vốn điều lệ công ty ảnh hưởng lệ phí môn bài 

Số vốn điều lệ của công ty sẽ ảnh hưởng đến mức đóng lệ phí môn bài đóng hàng năm.

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài: 3 triệu đồng/năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài: 2 triệu đồng/năm

>> Xem thêm: 

Thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp

Góp vốn và định giá tài sản góp vốn

Trên đây là những thông tin cơ bản về vốn điều lệ công ty tại thời điểm thành lập. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với LawKey. Chúng tôi là đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Điện thoại: (024) 665.65.366    Hotline: 0967.59.1128

Email: contact@lawkey.vn        Facebook: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button