Tư vấn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tư vấn thành lập công ty TNHH hai thành viên bao gồm: Ưu điểm, nhược điểm của loại hình này. Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Ưu điểm, nhược điểm công ty TNHH hai thành viên

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên từ hai trở lên và không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Xem thêm: Thành lập công ty TNHH

Ưu điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân: nên có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách cá nhân của những người chủ doanh nghiệp (Những người góp vốn).

Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn: Thành viên công ty – Người góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đây là lựa chọn an toàn cho nhà đầu tư trong khi cân nhắc bài toán rủi ro trong kinh doanh.

Về cơ cấu tổ chức: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có cơ cấu chặt chẽ bao gồm: Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

Về huy động vốn: được áp dụng khá nhiều các phương thức huy động vốn trong đó được Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách kết nạp thêm thành viên mới hoặc các thành viên tự góp thêm.

Về quyền chuyển dịch vốn góp và tư cách của thành viên: Thành viên công ty được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.

Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.

Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

Nhược điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên

Nhược điểm đối với loại hình doanh nghiệp này chủ yếu nằm ở khả năng huy động vốn và bị khống chế số lượng thành viên.

– Công ty TNHH hai thành viên  chỉ có quyền phát hành trái phiếu mà không có quyền phát hành cổ phần để chào bán; Không được phép phát hành nhiều loại Chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.  

– Số lượng thành viên tối đa 50 trở thành một hạn chế khi cần huy động số lượng vốn lớn từ các cá nhân, tổ chức. Cá nhân tổ chức có vốn, mong muốn  đóng góp số vốn đó vào công ty nhưng Công ty lại không thể tiếp nhận vì đã đủ số thành viên theo luật.

Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Trình tự, thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên được thực hiện theo thủ tục chung thành lập doanh nghiệp

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Các thành viên (nhà đầu tư) chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;

2. Điều lệ của công ty;

3. Danh sách thành viên của công ty;

4. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các thành viên và của những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức:

  • Đối với cá nhân: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
  • Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài;

6. Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của thành viên là tổ chức;

7. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp cũng có thể nộp qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp đăng ký trực tiếp

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu bị từ chối hồ sơ, doanh nghiệp sẽ được thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử

Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua email cho người đăng ký về việc hồ sơ đã hợp lệ hay cần bổ sung. 

Sau khi hồ sơ đã hợp lệ, tùy thuộc vào hồ sơ thành lập doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử được nộp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hay chữ ký số mà người đăng ký đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo thông báo hoặc phải thực hiện thêm thủ tục nộp bản giấy hồ sơ thành lập doanh nghiệp trước khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Dịch vụ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

LawKey sẽ thực hiện các công việc sau:

1. Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm:

– Soạn thảo soạn thảo hồ sơ thành lập Công ty TNHH: Giấy đề nghị; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; Danh sách thành viên.

– Nộp và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

– Nộp phí nhà nước và phí xử lý hồ sơ;

2. Đặt dấu và thanh toán phí bộ dấu cho doanh nghiệp gồm dấu công ty (dấu tròn) và dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật.

3. Thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

4. Thực hiện công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

5. Ngoài ra, LawKey Hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo và tư vấn cho doanh nghiệp các công việc sau khi thành lập công ty.

Trên đây là nội dung Tư vấn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của LawKey. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button