Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên. Ưu nhược điểm của từng loại hình công ty này như thế nào.

Khái niệm cơ bản công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần:

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty cổ phần là công ty có từ 03 thành viên trở lên, được gọi là cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có thể phát hành các loại cổ phần để huy động vốn. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gọi tắt Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty có từ 2 thành viên trở lên, số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần.

Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp

Để biết được nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên, chúng ta cùng đi phân tích ưu nhược điểm của từng loại hình công ty.

Ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần đều có ưu điểm và nhược điểm. 

Ưu điểm của công ty cổ phần

– Về số thành viên, công ty cổ phần chỉ quy định về số cổ đông tối thiểu là 3 người mà không quy định số lượng tối đa.

– Cơ cấu vốn của công ty cổ phần rất linh hoạt nên sẽ tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

– Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Đây là một điểm đặc biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, CTCP có thể dễ dàng trong việc huy động vốn.

– Đối với công ty cổ phần, cổ đông được tự do chuyển nhượng, trừ một số trường hợp nhất định, đó là:

+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014)

+ Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty (khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014).

Nhược điểm của công ty cổ phần

– Việc thành lập công ty cổ phần chặt chẽ, phức tạp hơn các loại hình công ty khác.

– Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần sẽ khó khăn do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Ưu điểm, nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tương tự như công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có những ưu điểm và nhược điểm.

Ưu điểm của công ty TNHH hai thành viên

– Số lượng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên không nhiều, có sự gắn bó, tin cậy lẫn nhau nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên

– Việc huy động vốn của công ty TNHH hai thành viên bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

– Nhiều khi việc giới hạn số lượng thành viên tối đa là 50 người sẽ làm cản trở việc mở rộng và phát triển của công ty.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH

Trên đây là ưu nhược điểm của từng loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Bài viết để các bạn tham khảo nên lựa chọn thành lập công ty cổ phẩn hay công ty TNHH hai thành viên trở lên phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu chưa biết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào, hãy liên hệ với LawKey để được tư vấn thành lập công ty miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button