Dịch vụ xin giấy chứng nhận ATTP tại chi cục Nông Lâm
Discover

Dịch vụ xin giấy chứng nhận ATTP tại chi cục Nông Lâm

Trong ngành nông nghiệp, thực phẩm là ngành xương sống, việc đảm bảo an toàn vệ sinh cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố then chốt để xây dựng thương hiệu, tăng cường niềm tin người tiêu dùng. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) do chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường hoặc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp là bảo chứng cho chất lượng và sự an toàn của sản phẩm nông sản của bạn.

GT Law provide dịch vụ chuyên biệt xin giấy chứng nhận ATTP tại chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường / sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản hoàn thiện mọi thủ tục một cách nhanh chóng, chính xác, giúp sản phẩm của bạn tự tin vươn ra thị trường.

Cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận ATTP ngành nông nghiệp

Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp được quy định bởi các văn bản pháp luật quan trọng:

  • Luật an toàn thực phẩm 2010.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
  • Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế.

Đối tượng và phạm vi cấp phép của chi cục nông nghiệp

Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tại hà nội) hoặc các cơ quan tương đương (như sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ở các tỉnh/thành phố khác) là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm:

  • Ngũ cốc: Gạo, ngô, lúa mì và các sản phẩm từ ngũ cốc.
  • Thịt và các sản phẩm từ thịt: Thịt tươi sống, thịt đông lạnh, các sản phẩm chế biến từ thịt (giò, chả, xúc xích…).
  • Thủy sản và sản phẩm thủy sản: Cá, tôm, cua, mực tươi sống, đông lạnh, và các sản phẩm chế biến từ thủy sản.
  • Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả: Rau, củ, quả tươi, sấy khô, đóng hộp, nước ép rau củ quả.
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng: Trứng tươi, trứng muối, trứng bắc thảo, các sản phẩm chế biến từ trứng.
  • Sữa tươi nguyên liệu.
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong.
  • Muối, gia vị, đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều.
  • Nông sản thực phẩm khác:
    • Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa…).
    • Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến.
    • Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật (măng, mộc nhĩ, nấm, sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu, vỏ, rễ, lá, thân, hoa ăn được của một số loại cây…).
    • Sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu, dế, nhộng tằm…).
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm: Trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
  • Nước đá: Sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Lưu ý: Giấy chứng nhận này không áp dụng với các hoạt động như buôn bán hàng rong hoặc cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy chứng nhận ATTP tại chi cục nông nghiệp

Để xin giấy chứng nhận ATTP, cơ sở cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
    • Sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở (đảm bảo nguyên tắc một chiều, phân chia khu vực sống/chín).
    • Mô tả chi tiết về trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến, bảo quản.
  4. Danh sách ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở.
  5. Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
  6. Danh sách nhân viên đã khám sức khỏe.
  7. Danh sách nhân viên đã tập huấn kiến thức về ATTP.
  8. Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc của nguyên liệu, nguồn nước dùng trong cơ sở (đây là tài liệu quan trọng và thường được kiểm tra kỹ tại buổi thẩm định thực tế).

Quy trình dịch vụ xin giấy chứng nhận ATTP tại chi cục nông nghiệp của GT Law

GT Law cam kết đồng hành cùng khách hàng qua từng bước:

Bước 1: Tư vấn và đánh giá sơ bộ

  • Phân tích chi tiết loại hình sản phẩm, quy mô sản xuất, kinh doanh của cơ sở để xác định đúng thẩm quyền chi cục nông nghiệp.
  • Tiến hành khảo sát thực tế cơ sở (hoặc qua video) để đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình sản xuất theo quy định ngành nông nghiệp.
  • Tư vấn các điểm cần cải thiện, bố trí lại mặt bằng để đạt chuẩn ATTP.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ chuyên sâu

  • Soạn thảo đơn đề nghị and bản thuyết minh cơ sở vật chất một cách chi tiết, chính xác theo yêu cầu của chi cục nông nghiệp.
  • Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết (giấy ĐKKD, giấy khám sức khỏe, chứng nhận tập huấn ATTP…).
  • Đặc biệt chú trọng việc chuẩn bị giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu (hợp đồng cung cấp, giấy chứng nhận ATTP của nhà cung cấp) để đảm bảo hồ sơ hoàn hảo tại buổi thẩm định.

Bước 3: Đại diện nộp hồ sơ

  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường hoặc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cơ sở đặt địa điểm.
  • Theo dõi sát sao tình trạng hồ sơ và làm việc trực tiếp với cán bộ thụ lý để xử lý các yêu cầu bổ sung (nếu có) một cách nhanh chóng.

Bước 4: Hướng dẫn và đồng hành thẩm định thực tế

  • Đây là bước then chốt! GT Law sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị cơ sở vật chất theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo vệ sinh, phân chia khu vực rõ ràng.
  • Đào tạo và hướng dẫn chủ cơ sở, nhân viên về cách tiếp đoàn thẩm định, cách trả lời các câu hỏi liên quan đến quy trình sản xuất, vệ sinh, kiểm soát chất lượng.
  • GT Law sẽ có mặt cùng khách hàng trong suốt buổi thẩm định, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ.

Bước 5: Nhận và bàn giao giấy chứng nhận

  • Theo dõi kết quả thẩm định và nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP từ chi cục nông nghiệp.
  • Bàn giao giấy phép cho khách hàng, giúp doanh nghiệp an tâm hoạt động hợp pháp.

Phí dịch vụ và thời gian thực hiện

  • Phí nhà nước: Khoảng từ 700.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ (tùy thuộc vào loại hình cơ sở và quy mô).
  • Thời gian thực hiện thủ tục: Tổng cộng khoảng 25 – 30 ngày làm việc (kể từ khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bao gồm cả thời gian thẩm định).
  • Hiệu lực của giấy phép: 3 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp có bất kỳ sự thay đổi liên quan đến nội dung thông tin đã được cấp, khách hàng đều phải tiến hành xin cấp lại giấy chứng nhận.

Quy định xử phạt khi không có giấy chứng nhận ATTP

Việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp mà không có giấy chứng nhận ATTP hoặc có nhưng đã hết hiệu lực sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo nghị định 124/2021/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đừng để những rào cản pháp lý làm chậm bước tiến của doanh nghiệp bạn trong ngành nông sản đầy tiềm năng. Hãy liên hệ ngay với GT Law để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chuyên biệt tại chi cục nông nghiệp, đảm bảo sản phẩm của bạn luôn đạt chuẩn và vươn xa trên thị trường!

Other services

Dịch vụ xin giấy phép tư vấn du học

›3. Thủ tục giấy phép con ›Dịch vụ xin giấy phép tư vấn du học Dịch vụ xin giấy phép...

EN