Khởi Nghiệp 2025: Nên Chọn Công Ty Cổ Phần, TNHH Hay Doanh Nghiệp Tư Nhân?

 

Khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, việc xác định đúng đắn giữa Công ty Cổ Phần, Công Ty TNHH Hay Doanh Nghiệp Tư Nhân không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc, vận hành mà còn quyết định đến trách nhiệm pháp lý và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, lĩnh vực kinh doanh, số lượng thành viên, khả năng huy động vốn và mức độ chịu trách nhiệm tài sản. Bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với dự định của mình. Luật GT  gửi đến bạn tổng hợp thông tin các loại hình doanh nghiệp để bạn tham khảo:

 

1. Các loại hình doanh nghiệp 

  • Công ty Cổ Phần: Là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. 

 

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Được thành lập và sở hữu bởi một cá nhân hoặc một tổ chức duy nhất. Chủ sở hữu công ty TNHH có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

 

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Được thành lập bởi ít nhất hai cá nhân (tối đa 50) hoặc tổ chức cùng góp vốn. Các thành viên cùng chia sẻ lợi nhuận, cùng tham gia quản lý công ty theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận. Mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty tương ứng với phần vốn đã góp vào công ty.

 

  • Doanh nghiệp tư nhân:  Do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

 

2. So sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

3. Tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp

*Quy mô

  • Nhỏ/lẻ: Nên lựa chọn Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH một thành viên để chủ động quản lý và kiểm soát, thủ tục đơn giản, dễ linh hoạt trong vận hành.
  • Vừa và nhỏ: Công ty TNHH hai thành viên trở lên phù hợp cho nhóm đối tác cùng hợp tác, quy mô từ 2 đến 50 thành viên, vừa dễ huy động vốn từ các thành viên, vừa bảo vệ tài sản cá nhân.
  • Vừa và lớn, có định hướng mở rộng/niêm yết: Công ty cổ phần là lựa chọn tối ưu vì không giới hạn cổ đông, dễ huy động vốn lớn, phù hợp với các mô hình cần phát triển mạnh và chuyên nghiệp hóa quản trị

*Số lượng thành viên

  • Một cá nhân: Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH một thành viên.
  • Nhóm nhỏ (2–50 người): Công ty TNHH hai thành viên trở lên, thuận tiện cho hợp tác và chia sẻ quyền lợi.
  • Nhóm lớn/đa dạng hóa thành viên: Công ty cổ phần, tối ưu cho nhiều nhà đầu tư cùng tham gia, cổ đông dễ dàng chuyển nhượng.

*Mục tiêu kinh doanh

  • Kinh doanh nhỏ lẻ, ít rủi ro, cần kiểm soát tuyệt đối: Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH một thành viên.
  • Muốn chia sẻ quyền lợi, huy động vốn trong phạm vi nhóm hạn chế: Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Huy động vốn lớn, mở rộng quy mô, minh bạch thông tin, hướng tới niêm yết/thu hút vốn xã hội hóa: Công ty cổ phần.

4. Lưu ý khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp

=> Xác định rõ quy mô và mục tiêu phát triển của công ty bạn. 

=> Cân nhắc số lượng thành viên sáng lập và hướng phát triển lâu dài. 

=> Lựa chọn loại hình dựa trên mong muốn kiểm soát, khả năng huy động vốn, và mức độ rủi ro có thể chấp nhận.

=> Nên tham khảo tư vấn chuyên gia luật doanh nghiệp để chắc chắn chọn đúng mô hình phù hợp.

Liên hệ với chúng tôi

Hãy để GT Law đồng hành cùng bạn trên hành trình khởi nghiệp. Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí và bắt đầu quy trình thành lập doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp!

 

Tin tức liên quan

9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế

Nhiều người dân lo ngại rằng mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản đều có thể bị xem là thu...

VN