Biện pháp phòng vệ thương mại được pháp luật quy định như nào?

Dưới sự phát triển của kinh tế thị trường, nền kinh tế toàn cầu hóa cần áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Pháp luật quy định như nào đối với biện pháp này.

Khái niệm

Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

Nguyên tắc áp dụng

– Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

– Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.

– Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

– Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

– Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

– Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.

Những trường hợp được miễn trừ 

Tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ

– Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định miễn trừ đối với các hàng hóa thuộc các trường hợp được miễn trừ áp dụng theo quy định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Cơ quan Điều tra.

– Trong từng vụ việc cụ thể, Cơ quan Điều tra xem xét hàng hóa được đề nghị miễn trừ dựa trên một hoặc một số tiêu chí như sau:

+ Tên thương mại, đặc tính vật lý, đặc tính hóa học của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ để phân biệt hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ và hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

+ Chất lượng hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

+ Mục đích sử dụng của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

+ Năng lực sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ của ngành sản xuất trong nước;

+ Khả năng thay thế của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

+ Các tiêu chí khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

– Tổ chức, cá nhân được miễn trừ theo khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Đối tượng đề nghị miễn trừ

– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị Điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

– Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa bị Điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất;

– Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Phạm vi

– Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Hàng hóa nhập khẩu có đặc điểm khác biệt với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước mà hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi ngành sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;

+ Hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

+ Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng Điều kiện thông thường;

+ Khối lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

>> Xem thêm: Các hình thức hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là quy định của pháp luật;  Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button