Với mọi chiến lược PR sản phẩm, quảng cáo trên mọi phương diện thì các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh việc dán quảng cáo trên xe buýt. Doanh nghiệp quảng cáo trên xe buýt cần lưu ý điều gì?
Điều kiện về hình thức quảng cáo
– Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước; mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông.
– Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc quy định về diện tích tối đa được phép quảng cáo này nhằm bảo đảm logo hay biển hiệu của phương tiện không bị che lấp.
– Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc của chủ thể khác trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông. Điều này nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thể thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát các phương tiện tham gia giao thông khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Quy định quảng cáo trên xe buýt trước khi dán quảng cáo trên xe
– Phải niêm yết số hiệu; điểm đầu, điểm cuối của tuyến lên kính xe phía trước góc trên phía bên phải của người lái; bên dưới kính xe phía sau hoặc phía ngoài hai bên thành xe phải niêm yết lộ trình cơ bản của tuyến xe buýt. Các thông tin được niêm yết đảm bảo đọc được từ phía ngoài xe.
– Mặt ngoài của thân xe phải niêm yết giá vé và số điện thoại của đơn vị khai thác tuyến; bên trong xe phải niêm yết sơ đồ tuyến; nội quy phục vụ và số điện thoại của đơn vị vận tải khách công cộng bằng xe buýt ở những vị trí phù hợp để hành khách dễ nhận biết.
– Trong nhà chờ xe buýt phải niêm yết đầy đủ các thông tin về các tuyến xe buýt; như: Số hiệu tuyến; tên tuyến; lộ trình tuyến; tần suất xe chạy; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại liên hệ.
– Tại nhà chờ xe buýt; các thông tin phục vụ việc quảng cáo mà nội dung không liên quan đến hoạt động của xe buýt chỉ được thực hiện khi đã thông tin đầy đủ nội dung trên. Các thông tin quảng cáo phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành về quảng cáo.
Các hình thức dán quảng cáo
– Quảng cáo leo kính xe buýt;
– Quảng cáo trên thân xe buýt;
– Quảng cáo trên tay cầm xe bus hiện đã có 2 hình thức thể hiện khác nhau để nhà đầu tư lựa chọn
+ Quảng cáo tay cầm xe bus truyền thống dạng phẳng 2D với các tấm poster nhỏ được lồng vào bên trong phần nhựa trong suốt của tay nắm.
+ Quảng cáo tay cầm xe bus 3D cho phép nhà đầu tư trực tiếp đưa mô hình sản phẩm thực tế lên tay cầm xe bus.
Thủ tục thực hiện
Theo quy định của pháp luật thì việc dán quảng cáo trên xe buýt không cần xin giấy phép quảng cáo; nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải thực hiện thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ thông báo sản phẩm bao gồm
– Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung; thời gian; địa điểm quảng cáo; số lượng sản phẩm quảng cáo.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
– Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn; hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định của Luật quảng cáo năm 2012.
– Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.
– Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
– Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
Trên thực tế, việc dán quảng cáo như thế nào cũng là một điều kiện để tính chi phí; diện tích dán và cách thức quảng cáo.
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Trong quá trình quảng cáo, doanh nghiệp cần chú ý tránh việc xử lý vi phạm quảng cáo trên phương tiện giao thông. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.