Mở quán cà phê phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Thủ tục mở quán cà phê như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Sau đây, Luật Sư Thủ Đô sẽ trả lời thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề này.
♦ Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2014
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nghị định 108/2018/ NĐ-CP
1. Những lưu ý khi mở quán cà phê
Cà phê là lĩnh vực kinh doanh có mức độ cạnh tranh lớn. Bạn cần phải có những kinh nghiệm nhất định để có thể kinh doanh tốt quán cà phê của mình. Mã ngành nghề kinh doanh là 56302. Bạn sẽ phải am hiểu về cà phê. Đam mê về cà phê là một trong những động lực thúc đẩy trong quá trình kinh doanh quán cà phê. Nếu không có đam mê, thì bạn sẽ khó có thể thực hiện ý tưởng kinh doanh quán cà phê của mình.
Địa điểm kinh doanh cà phê:
Địa điểm kinh doanh cũng là một trong những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của quán. Khi mở quán cà phê, bạn nên lựa chọn những nơi đông dân cư. Nên chọn những nơi có chỗ đỗ xe thuận tiện. Bạn nên xem xét thật kỹ về nơi được chọn làm địa điểm kinh doanh. Để tránh những trường hợp tranh chấp và khó thực hiện việc mở quán cà phê của mình.
Định giá hợp lý:
Người kinh doanh tốt sẽ tính toán giá cả hợp lý. Có người nói rằng: “Nếu tất cả mọi người đều phàn nàn về giá cả, tức là nó quá cao. Nếu chẳng ai phàn nàn, tức là quả thấp. Còn khi chỉ có vài người kêu ca, tức là bạn đã định giá hoàn hảo.”
Về vấn đề vốn:
Pháp luật không quy định rõ số vốn để thành lập là bao nhiêu. Cũng không quy định rõ mức vốn tối đa cần để mở quán cà phê. Tùy vào số vốn bạn có để thành lập quán.
Về tên của quán cà phê:
Tên của quán cà phê nên ngắn gọn và ý nghĩa. Nên gắn với loại hàng hóa mà bạn kinh doanh. Khi đặt tên cho quán cà phê nên tránh những điều cấm khi đặt tên trong luật Doanh nghiệp năm 2014.
>>>Xem thêm: Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp tên công ty
2. Hồ sơ để mở quán cà phê
Mở quán cà phê phải đăng ký kinh doanh. Bạn sẽ phải lựa chọn mô hình doanh nghiệp hoặc mô hình hộ kinh doanh.
2.1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp (nếu lựa chọn mô hình doanh nghiệp)
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định có năm loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. Bạn sẽ lựa chọn một trong năm loại hình doanh nghiệp để thực hiện chuẩn bị hồ sơ thành lập. Hồ sơ thành lập đối với mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau.
>>>Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp
2.2. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh (nếu lựa chọn mô hình hộ kinh doanh)
Mô hình hộ kinh doanh cũng là sự lựa chọn của rất nhiều người. Mô hình này phù hợp với các quán cà phê có quy mô nhỏ và vừa, có số vốn không lớn. Tuy nhiên, đối với mô hình hộ kinh doanh, bạn không thể mở thêm cơ sở nào cho quán cà phê của mình. Nếu muốn mở thêm thì bắt buộc phải chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp. Về cơ bản, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân. Hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực. Của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh. Hoặc của người đại diện hộ gia đình.
– Bản sao chứng thực biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
>>>Xem thêm: Hộ kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp khác nhau như thế nào?
3. Thủ tục mở quán cà phê
3.1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp (nếu lựa chọn mô hình doanh nghiệp)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trên thực tế như sau:
Bước 1: Chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền cũng có thể thực hiện việc này. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.
Bước 2: Nếu nhận được thông báo hợp lệ từ Bước 1, chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Sau 1-2 ngày nộp bản giấy sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư.
Bước 4: Đặt khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.
3.2. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh (nếu lựa chọn mô hình hộ kinh doanh)
Trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh như sau:
Bước 1:
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đến Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2:
Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài chính – kế hoạch trao Giấy biên nhận.
Bước 3:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Nếu không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại.
>>>Xem thêm: Điều kiện mở quán cà phê theo quy định pháp luật hiện hành
Trên đây là những thông tin về Hồ sơ, thủ tục mở quán cà phê theo quy định pháp luật. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Sư Thủ Đô – đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập công ty.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey