Các bước thành lập công ty theo quy định của pháp luật

Các bước thành lập công ty theo quy định pháp luật như thế nào? Cần chuẩn bị, lưu ý những điểm gì về thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp.


Các bước thành lập công ty theo quy định và trên thực tế

Các bước thành lập công ty theo quy định pháp luật, cụ thể là luật doanh nghiệp 2020 là chung. Tuy nhiên trên thực tế một số tỉnh, thành phố khi thành lập công ty có một số điểm cần lưu ý.

Các bước thành lập công ty theo quy định pháp luật

Theo điều 26 luật doanh nghiệp 2020, trình tự thủ tục các bước thành lập doanh nghiệp như sau:

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Các bước thành lập công ty trên thực tiễn

Trên thực tế, tại các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh việc thành lập công ty đã được cải tiến bằng cách đăng ký trước qua mạng. Vì vậy các bước thành lập công ty cụ thể như sau:

Bước 1. Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản scan qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ ra thông báo trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền trực tiếp mang hồ sơ gốc lên nộp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm tra lại hồ sơ rồi mới quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền nhận kết quả.

Bước 6: Công bố thông tin doanh nghiệp và thực hiện khắc dấu.

Bước 7: Công bố mẫu dấu và thực hiện các công việc khác như: Mở tài khoản ngân hàng, khai lệ phí môn bài, setup hồ sơ thuế ban đầu…Xem thêm: Những việc phải làm sau khi thành lập công ty.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty

Khi tiến hành thực hiện LawKey luôn tuân thủ các bước thành lập công ty như trên. Ngoài ra LawKey còn thực hiện bước tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng về: Hồ sơ, thủ tục, các lưu ý, điều kiện khi thành lập công ty.


Một số lưu ý khi thành lập công ty phải biết

Khi thành lập công ty, chúng ta phải lưu ý một số điểm như: Các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, Hồ sơ thành lập công ty.

Nên chọn loại hình công ty nào cho phù hợp?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có những loại hình công ty, doanh nghiệp dưới đây:

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.

Công ty TNHH một thành viên có ưu điểm là chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt động công ty. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã góp. Nhược điểm là chỉ một thành viên, không phát hành được cổ phiếu. 

>> Xem thêm: Thành lập công ty TNHH 

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số thành viên từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã góp. Nhược điểm là cũng hạn chế thành viên, không phát hành được cổ phiếu.

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH 

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp của công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người mua cổ phần của công ty gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần 

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.  Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

>> Xem thêm: So sánh công ty hợp danh và công ty TNHH

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định các vấn đề doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký kinh doanh 

Điều kiện thành lập công ty mới

Để thành lập công ty các điều kiện chung phải đáp ứng là:

Điều kiện về tài sản

Tài sản góp vốn khi thành lập phải dựa vào các điều kiện sau đây:

 Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người góp vốn. Theo Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 thì “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định của luật”. Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Tài sản phải thỏa mãn quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020. Tài sản góp vốn phải là những tài sản có thể định giá bằng đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp. Nhưng quyền sở hữu trí tuệ đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người góp vốn.

– Nếu góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần thì loại tài sản góp vốn phải được sự nhất trí của các thành viên, cổ đông thành lập.

Đối với điều kiện về giá trị tài sản: Mức độ tài sản của nhà đầu tư khi thành lập phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư và quy mô thành lập công ty. Ngoại trừ một số trường hợp luật quy định mức vốn đó phải đáp ứng quy định về vốn pháp định như: Công ty tài chính vốn điều lệ 500 tỷ trở lên.

Số vốn đầu tư vào để thành lập công ty được gọi là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Khi đăng ký thành lập công ty các nhà đầu tư được quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo nguyện vọng, khả năng. Tuy nhiên, những ngành nghề đó không thuộc vào những ngành nghề mà pháp luật cấm.

Luật đầu tư 2020 có quy định: “Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung điều 6 và điều 7 của Luật này theo thủ tục rút gọn”.

Những ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh thường là những ngành, nghề thuộc lĩnh vực có ảnh hưởng đến:

Tình hình an ninh quốc phòng;

– Văn hóa, hay thuần phong mỹ tục của Việt Nam;

– Sức khỏe, tính mạng người dân; môi trường, sinh thái…  

Doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh các ngành nghề này. Nếu tự ý kinh doanh các ngành nghề cấm, công ty sẽ bị rút giấy đăng ký kinh doanh và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh bị cấm

Một số ngành nghề khi kinh doanh doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện. Nhóm ngành nghề này gọi là Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhóm ngành nghề cần bằng cấp chuyên môn như: Luật sư, y tế…Nhóm ngành nghề cần giấy phép con như: điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh nhà hàng…

>> Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Điều kiện về địa chỉ của công ty

Công ty phải đăng ký địa chỉ trụ sở chính. Việc công ty có trụ sở chính nó sẽ mang một số ý nghĩa sau đây:

– Trụ sở chính là địa điểm liên lạc giao dịch chính thức của công ty.

– Công khai trụ sở giao dịch là một trong những yếu tố cần thiết khi công khai thông tin của công ty. Đảm bảo trong việc minh bạch hoạt động của doanh nghiệp.

– Thông tin về trụ sở chính là một trong những yếu tố giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giám sát chung hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài trụ sở chính thì công ty có thể đăng ký địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty là đơn vị trực thuộc.

>> Xem thêm: Quy định về đặt địa chỉ trụ sở của công ty

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Hiện nay, việc đặt tên doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành thì tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt và đảm bảo đầy đủ 2 thành tố theo thứ tự:

– Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần (CP); Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH); Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng

Tên doanh nghiệp phải được thể hiện trên biển hiệu công ty. Biển hiệu công ty phải gắn ở trụ sở chính, chi nhánh của văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy định về biển bảng doanh nghiệp

Pháp luật có những quy định cấm trong việc đặt tên cho doanh nghiệp là:

Trùng hay nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị tổ chức đó.

>> Xem thêm: Cách đặt tên doanh nghiệp

Trên đây là những tư vấn của LawKey về các bước thành lập công ty gửi tới bạn đọc. Hãy gọi ngay 0967.591.128 để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất các gói Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ của chúng tôi.

>> Xem thêm:

– Các bước thành lập công ty cổ phần

– Các bước thành lập công ty TNHH một thành viên

– Các bước thành lập công ty tnhh hai thành viên trở lên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button