Các loại hợp đồng liên quan đến kinh doanh xăng dầu

Một vấn đề mà người kinh doanh xăng dầu cần quan tâm đó là những văn bản, thỏa thuận liên quan đến các hoạt động kinh doanh này. Vậy có những hợp đồng kinh doanh xăng dầu nào hiện nay?

Hợp đồng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu mà các bên cần ký kết với nhau bao gồm:

(i) Đối với đại lý xăng dầu, hợp đồng đại lý xăng dầu;

(ii) Đối với mua bán xăng dầu, hợp đồng mua bán xăng dầu;

(iii) Đối với nhượng quyền bán lẻ xăng dầu, hợp đồng những quyền bán lẻ xăng dầu.

Ngoài hợp đồng, còn có các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận.

1.Hợp đồng đại lý xăng dầu

– Hai bên trong hợp đồng đại lý xăng dầu bao gồm: Bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khi giao xăng dầu cho bên đại lý. Bên đại lý là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu khi nhận xăng dầu của bên giao đại lý.

– Hợp đồng đại lý xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:

+  Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên đại lý và bên giao đại lý; hình thức đại lý; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá bán, thù lao đại lý; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này;

+  Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu; chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu và liên đới chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trong hệ thống đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối hoặc của thương nhân là tổng đại lý (khi là Bên giao đại lý);

+  Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ; trả thù lao; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu đại lý theo quy định của Bộ Tài chính;

+  Lựa chọn phương tiện vận tải xăng dầu đại lý, quy định trách nhiệm bảo hiểm người, phương tiện, …các quy định khác do các bên thoả thuận, cam kết trong hợp đồng đại lý.

– Thời hạn hợp đồng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng.

2.Hợp đồng mua bán xăng dầu

– Hai bên trong hợp đồng mua bán xăng dầu bao gồm: bên bán xăng dầu và bên mua xăng dầu.

Bên bán xăng dầu:

+  Là thương nhân đầu mối bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối khác hoặc cho thương nhân phân phối xăng dầu;

+ Là thương nhân phân phối xăng dầu bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu khác.

. Bên mua xăng dầu:

+  Là thương nhân đầu mối mua xăng dầu của thương nhân đầu mối khác;

+ Là thương nhân phân phối xăng dầu mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối xăng dầu khác.

– Hợp đồng mua bán xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên bán và bên mua; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá mua, giá bán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.

+ Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu.

+ Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ mua bán xăng dầu; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính.

3.Hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu

Nhượng quyền bán lẻ xăng dầu: là việc bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tiến hành công việc kinh doanh bán lẻ xăng dầu của mình theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với hàng hóa, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. 

+ Bên nhượng quyền bán lẻ xăng dầu: là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, cấp quyền thương mại cho bên nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

+ Bên nhận quyền bán lẻ xăng dầu: là thương nhân kinh doanh xăng dầu, nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền bán lẻ xăng dầu.

– Hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:

+  Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhượng quyền và bên nhận quyền; nội dung quyền bán lẻ xăng dầu; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận; giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này;

+ Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ xăng dầu khi thực hiện hoạt động nhượng quyền; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính;

– Thời hạn hợp đồng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng.

>>> Xem thêm Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button