Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nếu lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh sẽ phải làm như thế nào? Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân ra sao? Sau đây, Luật Sư Thủ Đô sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
♦ Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2014
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nghị định 108/2018/NĐ-CP
1. Tìm hiểu doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh. Và cũng không được trở thành thành viên công ty hợp danh. Do đó, sau khi chuyển đổi hộ kinh doanh thành mô hình, chủ doanh nghiệp tư nhân không thể thành lập hộ kinh doanh khác.Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Doanh nghiệp tư nhân cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi muốn chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh nên biết những điều này.
>>>Xem thêm:
Ưu điểm và nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân, đặc điểm và điểm mới theo luật doanh nghiệp 2014
2. Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
>>>Xem thêm: Chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty hợp danh
3. Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân
Bước 1:
Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoặc người được ủy quyền cũng có thể thực hiện việc này. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.
Bước 2:
Sau khi có thông báo hợp lệ từ Bước 1, Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ bản cứng đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty dự định đặt trụ sở chính.
Bước 3:
Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ.
Bước 4:
Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 5:
Doanh nghiệp Công bố thông tin doanh nghiệp sau chuyển đổi. Và Công bố mẫu dấu doanh nghiệp chuyển đổi trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 6:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. Để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
>>>Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Trên đây là những thông tin về Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Sư Thủ Đô – đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey