Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể cần những hồ sơ gì?
Sau đây Luật Sư Thủ Đô xin được chia sẻ quy định về đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tới quý khách hàng:
Văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Nội dung chi tiết quy định về đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Địa điểm kinh doanh là nơi mà công ty tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là địa chỉ trụ sở chính. Công ty chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh..
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, công ty phải thực hiện thông báo lập địa điểm kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh.
Thành phần hồ sơ:
1. Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh (mẫu Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
2. Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh(mẫu Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (kê khai thông tin về doanh nghiệp theo Giấy đề nghị bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theoThông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
3. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Sư Thủ Đô. Luật Sư Thủ Đô tự hào là đơn vị tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán, tư vấn hợp đồng… chuyên nghiệp nhất:
Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 1605 tầng 16 tòa nhà B10B, Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey