Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải làm báo cáo tài chính, thuế cuối năm không

Mỗi dịp cuối năm, các doanh nghiệp cần quyết toán doanh thu, lỗ lãi để định hướng kế hoạch phát triển trong tương lai. Vậy doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm không?

Báo cáo tài chính

Theo khoản 1 Điều 3 Luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng kết hết năm của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm nhiều báo cáo nhỏ hơn:

+ Báo cáo tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp (Báo cáo kết quả kinh doanh).

+ Báo cáo giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm (Bảng cân đối kế toán).

+ Báo cáo tình hình tiền bạc của doanh nghiệp (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

+ Phụ lục giải thích chi tiết một số thông tin quan trọng trên các báo cáo trên (Thuyết minh báo cáo tài chính).

Thông qua các báo cáo này các đơn vị nhận thông tin mà chủ yếu là cơ quan thuế sẽ nắm được thông tin doanh thu của doanh nghiệp, tiền thuế TNDN, thuế GTGT doanh nghiệp đã khai báo và đã nộp, thuế TNCN.

Đây là một loại báo cáo phức tạp, nhiều biểu mẫu và thông tin. Mà dù doanh nghiệp không phát sinh hoạt động kinh doanh hay phát sinh hoạt động kinh doanh lớn cũng phải làm đầy đủ các biểu mẫu báo cáo trên.

Những loại báo cáo tài chính, báo cáo thuế cần làm

Dù doanh nghiệp không phát sinh chi phí, doanh thu thì vẫn phải nộp các loại báo cáo thuế, báo cáo tài chính như sau.

Báo cáo tình hình dùng hóa đơn

Tại khổ thứ nhất Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định:

Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).

Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điểm c, Khoản 1, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.

Như vậy, doanh nghiệp vẫn bắt buộc phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và kê khai, quyết toán thuế GTGT theo năm dù doanh nghiệp có phát sinh doanh thu hay không.

Lưu ý, theo quy định định Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Thuế thu nhập cá nhân

Theo điểm a, khoản 1, điều 16 của Thông tư 156/2013/TT-BTC, có thể thấy:

Nếu trong kỳ quyết toán, doanh nghiệp trả thu nhập cho người lao động có phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì doanh nghiệp nên kê khai thuế và nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý, theo tháng.

Còn nếu trong kỳ quyết toán mà doanh nghiệp trả thu nhập cho người lao động nhưng không nảy sinh khấu trừ thuế hoặc chưa có người lao động làm việc thì công ty không bắt buộc phải kê khai thuế thu nhập cá nhân.

Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế

Mức xử phạt vi phạm hành chính

Nếu không nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ bị phạt.

Báo cáo tài chính

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 12 của Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP quy định Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau :

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó nếu doanh nghiệp dù không phát sinh doanh thu mà quên không nộp báo cáo tài chính thì có thể chịu mức phạt cao nhất lên tới 50 triệu đồng.

Hồ sơ khai thuế

Mức phạt vi phạm nộp chậm thuế được quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Lưu ý tại Điểm c Khoản 4 Điều 13 Nghị định này phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

Vậy nên nếu doanh nghiệp quên không nộp hồ sơ khai thuế dù không phát sinh thuế có thể bị phạt số tiền lên tới 15 triệu đồng.

Trên đây là bài viết về doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải làm báo cáo tài chính, thuế cuối năm không Luật Sư Thủ Đô gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Luật Sư Thủ Đô để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm dịch vụ xuất sắc về kế toán thuế của LawKey

Dịch vụ quyết toán thuế

Dịch vụ làm báo cáo tài chính 

Dịch vụ kế toán thuế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button