Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ pháp lý mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn đăng ký thành lập cũng cần quan tâm. Tuy nhiên, hai loại giấy này rất dễ bị nhầm lẫn.
Để phân biệt hai loại giấy ờ này, chúng ta cần dựa trên các tiêu chí: ý nghĩa về mặt pháp lý, điều kiện cấp, nội dung của các loại giấy tờ, cơ quan có thẩm quyền,…
Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – giấy phép kinh doanh
Để phân biệt hai loại giấy phép này, chúng ta cần đi từ khái niệm của chúng, rồi từ đó phân tích sự khác biệt.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp. (Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được cấp khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Có thể hiểu giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Ý nghĩa pháp lý của từng loại
Mỗi loại giấy chứng nhận, giấy phép có một ý nghĩa và tác dụng khác nhau.
Ý nghĩa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước. Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã xác lập một tổ chức kinh doanh. Lúc đó tư cách của chủ thể kinh doanh đã có nhiều thay đổi so với cá nhân kinh doanh.
Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại.
Ý nghĩa giấy phép kinh doanh
Là sự chứng nhận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chủ thể kinh doanh đủ điều kiện. Ở đây tính chất là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).
Điều kiện cấp của từng loại
Hiểu rõ điều kiện cấp của từng loại để chuẩn bị đáp ứng đủ khi bắt đầu kinh doanh.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh
Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Ví dụ như: kinh doanh bán lẻ thuốc lá, kinh doanh bán buôn rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…). Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.).
Xem thêm: Tra cứu điều kiện kinh doanh
Hồ sơ và thủ tục cấp từng loại
Mỗi loại giấy có hồ sơ và thủ tục cấp khác nhau. Chúng ta cùng đi chi tiết từng loại.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp ( Ví dụ: Điều lệ công ty, danh sách các thành viên, bản sao các giấy tờ thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các chứng thức cá nhân hợp pháp khác, …).
Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty
Thủ tục thành lập doanh nghiệp: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cho Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Các bước thành lập công ty
Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh
Về hồ sơ và thủ tục xin giấy phép cơ bản sẽ có:
– Giấy đề nghị;
– Giấy chứng nhận doanh nghiệp bản sao;
– Các văn bản chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh;
Ngoài ra tuỳ vào từng loại giấy cụ thể mà có các tài liệu, văn bản đi kèm khác nhau.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện. Nếu hồ sơ và điều kiện thực tế đáp ứng đầy đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.
>> Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép
Thời gian có hiệu lực của từng loại
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.
Trên đây là những so sánh và làm rõ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Nếu Quý khách mong muốn đăng ký thành lập công ty hay xin giấy phép, hãy liên hệ với LawKey để được tư vấn miễn phí.
Công ty LawKey, Đại lý thuế TaxKey
Hà Nội: Phòng 1704, tòa nhà B10B đường Nguyễn Chánh, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy
Đà Nẵng: Kiệt 546 (H5/1/8) Tôn Đản, P. Hòa Phát, Q. Cẩm Lệ
Hồ Chí Minh: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh
Điện thoại: 024 665 65 366 | 0967 591 128