Thành lập cơ sở sản xuất rượu công nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện. Vậy hồ sơ thành lập cơ sở sản xuất rượu công nghiệp như thế nào? Sau đây, Luật Sư Thủ Đô sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2014
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nghị định 105/2017/NĐ-CP
Luật An toàn thực phẩm năm 2010
Dựa trên các điều kiện thành lập cơ sở sản xuất rượu công nghiệp, hồ sơ thành lập cơ sở sản xuất rượu như sau:
1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Tùy thuộc vào quyết định lựa chọn mô hình doanh nghiệp của bạn mà sẽ thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ thành lập tương ứng. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cơ bản như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND hoặc Căn cước hoặc hộ chiếu đối với thành viên, cổ đông là cá nhân.
- Bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông là tổ chức. Nếu thành viên, cổ đông là tổ chức phải cử người đại diện góp vốn tại công ty mới. Người đại diện góp vốn này phải cung cấp bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân.
Bạn lựa chọn mô hình doanh nghiệp nào sẽ bổ sung các giấy tờ, tài liệu phù hợp.
>>>Xem thêm: Những điều cần biết về hồ sơ thành lập công ty
2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở)
- Danh sách và Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
>>>Xem thêm: Quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
3. Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
♣ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba).
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
– Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
– Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định thành lập. Hoặc Giấy tờ tương đương khác.
– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp. Kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
♣ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất).
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
– Bản công bố hợp quy. Theo Mẫu 2.CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
– Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập. Hoặc Giấy tờ tương đương khác.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…). Thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng. Theo Mẫu 1.KHKSCL tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…). Thì nộp kèm bản sao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.
– Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
– Báo cáo đánh giá hợp quy. Theo Mẫu 5.BCĐG tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan.
4. Hồ sơ cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Bản kế hoạch bảo vệ môi trường. Với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT. Số lượng: 3
– Báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án. Số lượng 1.
>>>Xem thêm: Điều kiện thành lập cơ sở sản xuất rượu công nghiệp
5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp
Sau khi đã thực hiện việc thủ tục liên quan đến các loại giấy tờ nêu trên, cơ sở của bạn sẽ phải thực hiện chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp. Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
- Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy. Hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật).
- Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hoặc bản sao giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Hoặc bản sao giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
- Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.
>>>Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mới nhất
Trên đây là những thông tin về Hồ sơ thành lập cơ sở sản xuất rượu công nghiệp theo quy định pháp luật. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Sư Thủ Đô – đơn vị tư vấn thành lập công ty, doanh nghiệp
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey