Tín dụng ngân hàng giúp cá nhân, doanh nghiệp tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng là gì? Hoạt động tín dụng cần đảm bảo nguyên tắc để là nguồn vay hợp lý, không bị lạm dụng.
Khái niệm
Tín dụng là quan hệ vay và cho vay giữa tổ chức tín dụng và các chủ thể khác trong nền kinh tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Như vậy, tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này; người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng; các tổ chức tín dụng, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay); trong đó các tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận; và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán.
Trong nền kinh tế; ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian; vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân; ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.
Về cơ bản, trong các Ngân hàng nhà nước hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính:
+ Tín dụng cá nhân: Phục vụ đời sống như: Vay mua nhà; mua ôtô; du học; kinh doanh; phục vụ đời sống cá nhân…
+ Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp; nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: Thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác); cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản…
Đặc điểm tín dụng
Tín dụng ngân hàng được thực hiện bằng hình thức cho vay tiền tệ, loại hình phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.
Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.
Có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.
Thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.
Bên cạnh đó thì tín dụng ngân hàng còn có thể thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.
Phân loại tín dụng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
– Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn không quá 12 tháng.
– Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
– Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
– Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh
– Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
– Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+ Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
– Tín dụng tiêu dùng:
+ Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm; xây dựng nhà cửa; xe cộ
Nguyên tắc
– Cho vay phải theo phương hướng mục tiêu; kế hoạch sản xuất kinh doanh của người vay vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước; và phải có hiệu quả (phương án sản xuất kinh doanh khả thi).
– Hoàn trả gốc và lãi.
– Cho vay có giá trị tương đương làm bảo đảm. Nguyên tắc này đặt ra theo yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật lưu thông tiền tệ; đòi hỏi các ngân hàng khi cấp tín dụng; phải dựa trên cơ sở tài sản thế chấp hợp pháp; và có các vật tư có giá trị tương đương. Các giá trị tương đương làm bảo đảm có thể là tài sản cố định; vật tư hàng hóa trong kho hay đang trên đường vận chuyển; các giấy tờ có giá; các quyền về tài sản…
>> Xem thêm: Vay vốn của tổ chức tín dụng để đầu tư ra nước ngoài
Trên đây là tư vấn về Nguyên tắc của hoạt động tín dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.