Một vài vướng mắc khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm

Vấn đề tham gia bảo hiểm cho người lao động được doanh nghiệp khá chú trọng và thực chiện tương đối nghiêm túc. Dưới đây là một vài vướng mắc khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cho người lao động.

Thời điểm đăng ký tham gia bảo hiểm 

Hiện nay, việc tham gia bảo hiểm cho người lao động ngày càng được thắt chặt hơn. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động giao kết hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên. Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y Tế (BHYT), Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hiểm để nộp cho Cơ quan bảo hiểm cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.


Điều chỉnh việc đóng bảo hiểm

Doanh nghiệp sau khi đã đăng ký tham gia bảo hiểm mà có sự thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội và tiến hành điều chỉnh thông tin.

Căn cứ theo pháp luật hiện hành, khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại việc đóng bảo hiểm:

– Trường hợp có sự tăng, giảm lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm;

– Trường hợp thay đổi thông tin đơn vị sử dụng lao động;

– Trường hợp thay đổi mức lương tính đóng bảo hiểm của người lao động.

– Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng cho người lao động.


Mức đóng bảo hiểm

Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động trên cơ sở tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm. Cụ thể, Luật bảo hiểm xã hội 2014, Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 và các văn bản khác có liên quan, mức đóng bảo hiểm được quy định như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội

– Mức đóng của người sử dụng lao động: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. 

– Mức đóng của người lao động: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Về mức đóng bảo hiểm y tế:

Mức đóng BHYT hiện nay theo quy định là 4,5% tiền lương hàng tháng của người lao động, trong đó:

– Mức đóng của người sử dụng lao động đóng 3%.

– Mức đóng của người lao động: 1,5%.

Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:

– Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

– Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

– Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. 

– Người lao động không phải đóng loại bảo hiểm này.


Báo tăng, giảm lao động muộn thì doanh nghiệp bị phạt không?

Theo như sự phân tích ở trên, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN khi tăng, giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền với mức từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp còn phải bổ sung tiền chậm nộp.

Trường hợp doanh nghiệp chậm báo giảm lao động tuy không bị xử phạt nhưng có thể doanh nghiệp vẫn phải đóng tiền bảo hiểm y tế cho lao động cho tháng báo giảm chậm.

Xem thêm: Chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một vài vướng mắc khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button