Có nhiều thắc mắc của cá nhân, tổ chức liên quan đến số tiền họ phải bỏ ra để thành lập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Những điều cần biết về chi phí thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành:
Những điều cần biết về chi phí thành lập doanh nghiệp mà người thành lập doanh nghiệp cần nắm được gồm: Phí, lệ phí đăng lý thành lập doanh nghiệp; phí công bố thông tin doanh nghiệp, lệ phí môn bài, lệ phí mở và duy trì tài khoản,…
1. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Lệ phí đăng ký dịch vụ thành lập doanh nghiệp hiện nay được quy định là 100.000 đồng đối với một lần đăng ký theo quy định tại Điều 2 Thông tư 130/2017/TT-BTC.
Người thành lập doanh nghiệp có thể nộp lệ phí trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Một lưu ý là trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì số tiền nộp lệ phí này sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 1 Thông tư 130/2017/TT-BTC thì doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí nếu thực hiện đăng ký thông qua mạng điện tử. Do đó, để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thì doanh nghiệp có thể thực hiện việc đăng ký thông qua hình thức này.
2. Chi phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 215/2016/TT-BTC là 300.000 đồng với một lần công bố.
3. Chi phí khắc con dấu cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể quyết định về sử dụng số lượng, màu sắc, hình dạng con dấu của mình theo quy định của pháp luật. Chi phí khắc một con dấu dao động khoảng trên dưới 200.00 đồng một con dấu.
4. Chi phí làm chữ ký số (token) cho doanh nghiệp
Chữ kí số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay và con dấu. Hiện nay, doanh nghiệp có thể mua chữ kí số của các doanh nghiệp sau: VIETTEL, FPT, BKAV, VINA,… Các nhà cung cấp này được phép cung cấp token cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Chi phí dành cho mua chữ ký số khoảng 1.500.000 đồng cho thời hạn là 03 năm đối với mỗi doanh nghiệp.
5. Chi phí mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
Để thuận tiện trong quá trình kinh doanh, giao dịch, doanh nghiệp cần mở một tài khoản ngân hàng. Theo đó, chi phí cho việc mở một tài khoản sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng, và thường là miễn phí.
6. Chi phí đặt làm biển hiệu cho doanh nghiệp
Biển hiệu là thứ không thể thiếu đối với doanh nghiệp khi thành lập. Nhu cầu làm biển hiệu theo kích thước, kiểu dáng thiết kế của từng doanh nghiệp là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp.
7. Chi phí làm hoá đơn điện tử
Theo quy định mới của Nghị định 118/2018/NĐ-CP thì các doanh nghiệp hiện nay không sử dụng hoá đơn giấy thông thường mà sẽ sử dụng hoá đơn điện tử trong các giao dịch. Hoá đơn điện tử của doanh nghiệp sẽ do Tổng cục thuế cung cấp, tuỳ từng trường hợp mà pháp luật có quy định về việc phải trả phí hay không theo Điều 13 của Nghị định này.
8. Chi phí về thuế
– Đối với lệ phí môn bài:
Cơ sở kinh doanh mới thành lập phải khai, nộp thuế môn bài chậm nhất làngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trường hợp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.
Mức lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp được chia làm các bậc phụ thuộc vào mức vốn đăng ký mà doanh nghiệp kê khai.
Căn cứ theo quy định của Khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài hàng năm đối với doanh nghiệp như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
– Đối với thuế giá trị gia tăng:
Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình thành lập, mỗi doanh nghiệp có thể phải chi những khoản tiền nhất định cho nhu cầu tư vấn để biết rõ hơn về tính hợp pháp và các thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp.
Như vậy, khi thành lập một doanh nghiệp, ngoài số vốn và những định hướng chiến lược kinh doanh thì người thành lập còn phải nắm được những điều cần biết về chi phí thành lập doanh nghiệpn mà pháp luật có quy định nêu trên. Theo đó, những chi phí này dao động trong khoảng trên dưới 8 triệu đồng.
>> Xem thêm: Vì sao nên chọn sử dụng dịch vụ thành lập công ty