Luật doanh nghiệp đã không còn xa lạ với thương nhân. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp mới có những điểm mới đáng lưu ý mà không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ . Vì vậy, trong nội dung bài viêt sau đây, Luật Sư Thủ Đô xin chia sẻ về nội dung Những điều lưu ý về luật doanh nghiệp 2014.
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định.
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; trong đó, phải có ít nhất 1 người cư trú tại Việt Nam.
Nếu doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật, và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không có người đại diện khác theo ủy quyền thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
2. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được rút ngắn
Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2005, thời gian để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc. Nhưng hiện nay, thời gian này được giảm xuống 3 ngày làm việc. Sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi ch đa số các doanh nghiệp đang có như cầu hay các doanh nghiệp đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp startup.
3. Ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những ngành nghề pháp luật không cấm và phải đảm bảo các quy định pháp luật. Do vậy, trên giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh chỉ có các thông tin như sau:
+ Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+ Vốn điều lệ và thông tin người đại diện theo pháp luật;
+ Thông tin các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) hoặc chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân)…
Khi có thay đổi trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày và thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày (Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014).
Xem thêm: Hỏi đáp kiến thức về doanh nghiệp
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ tại Hà Nội
4. Về con dấu:
+ Doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu.
Nhưng doanh nghiệp phải đảm bảo con dấu có đầy đủ thông tin như: tên công ty, mã số doanh nghiệp và doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
5. Về Hộ kinh doanh:
Quy định pháp luật mới giới hạn lại số người lao động trong Hộ kinh doanh tối đa là 10 người.
Nếu hoạt động quá 10 người, hộ kinh doanh sẽ phải chuyển đổi loại hình kinh doanh từ: Hộ kinh doanh sang Doanh nghiệp.
6. Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
– Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;
– Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
– Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.
7. Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sổ hữu trí tuệ được pháp luật công nhận và sử dụng.
8. Tỉ lệ thông qua cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết, thay vì 65% như quy định trước đây.
Trong trường hợp cuộc họp thứ nhất không đảm bảo tỷ lệ họp từ 51% như quy định thì doanh nghiệp được triệu tập họp lần thứ 2 trong vòng 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Lúc này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết.
9. Hợp nhất, sáp nhập:
Luật doanh nghiệp 2014 quy định các công ty được phép sáp nhập, hợp nhất mà không cần phải là công ty cùng loại theo quy định luật doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, pháp luật cấm các hình thức hợp nhất, sáp nhập dẫn đến công ty đó có thị phần trên 50%.
Trên đây là nội dung Luật Sư Thủ Đô chia sẻ về những điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014. Nếu có thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với Luật Sư Thủ Đô để được hỗ trợ chi tiết qua số hotline. Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn!