Quy định pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên. Quy định pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở

Điều kiện đối với thành viên nghiệp vụ thị trường mở

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được công nhận là thành viên khi đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:

– Có tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước.

– Được Ngân hàng Nhà nước cấp mã ngân hàng.

Thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp

– Thành viên bị tự động chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản;

– Khi tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên bị đóng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên.

Thẩm quyền ký trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở

– Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký các văn bản liên quan đến việc đề nghị công nhận, chấm dứt tư cách thành viên và văn bản liên quan đến việc thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước là người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Giám đốc Sở Giao dịch là người có thẩm quyền (hoặc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở Giao dịch và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này) ký các văn bản liên quan đến việc công nhận, chấm dứt tư cách thành viên và văn bản liên quan đến việc thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với thành viên.

Giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở

– Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch phải có đủ các Điều kiện sau đây:

+ Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;

+ Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;

+ Được phát hành bằng đồng Việt Nam;

+ Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước;

+ Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơn thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấy tờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá đáo hạn.

– Danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá với giá thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Quy trình nghiệp vụ thị trường mở hướng dẫn các nội dung cơ bản 

– Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;

– Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;

– Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;

– Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;

– Thành viên nộp đơn dự thầu;

– Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;

– Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;

– Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;

– Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;

– Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;

– Xử lý các vấn đề khác.

>> Xem thêm: Thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần cần làm thủ tục gì?

Trên đây là quy định của pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button