Khi hoạt động và là một thành phần trong mô hình của công ty mẹ – công ty con, ngoài quyền hạn trách nhiệm của công ty mẹ, cần phải hiểu rõ về một khía cạnh khác trong mối quan hệ này, đó là trách nhiệm quyền hạn của công ty con.
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014, Luật Sư Thủ Đô xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau
Khái niệm mô hình công ty mẹ – công ty con
Mô hình công ty mẹ – công ty con là một nhóm các công ty độc lập về mặt pháp lý, trong đó có một công ty đóng vai trò chi phối toàn bộ nhóm (công ty mẹ) và các công ty bị chi phối (công ty con)
Công ty mẹ
Công ty mẹ trong nhóm công ty có thể chi phối công ty con về vốn, quản lý hoặc về chiến lược phát triển công ty. Cụ thể:
– Thứ nhất, chi phối về tài chính: công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cố phần phổ thông đã phát hành của công ty con
– Thứ hai, chi phối về bộ máy quản lý: công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty con.
– Thứ ba, chi phối về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con.
Công ty con
Công ty con là công ty bị chi phối bởi công ty mẹ, được cung cấp các lợi ích kinh doanh từ hợp đồng liên kết thực hiện cùng công ty mẹ đồng thời thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh do công ty mẹ giao và thực hiện các quyền hạn nghĩa vụ của mình.
> Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con
Quyền hạn trách nhiệm của công ty con
Quyền hạn trách nhiệm của công ty con bao gồm một số quyền hạn trách nhiệm sau đây:
Quyền hạn trách nhiệm chung
– Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của công ty mẹ về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính. Công ty con có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những thỏa thuận trong điều lệ, nội quy, quy chế của nhóm công ty. Công ty con có trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kinh tế do công ty mẹ giao, phối hợp tổ chức các hoạt động kinh doanh cùng với công ty mẹ và các công ty khác trong tập đoàn.
– Công ty con do công ty mẹ giữ cổ phần , vốn góp chi phối hoạt động độc lập hơn so với công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận kinh doanh với công ty mẹ.
Một số quy định về góp vốn đối với công ty con
– Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
– Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
>> Xem thêm: Quyền hạn trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey