So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Vay tín dụng đang là hình thức huy động vốn được mọi người để tâm nhất hiện nay. Vậy tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có gì giống và khác nhau.

Khái niệm

– Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa

– Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong xã hội ( Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian vì thế nó đóng vai trò vừa là người đi vay và cho vay)

Điểm giống nhau 

– Đều là quan hệ tín dụng, là quá trình sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức, theo hình thức một bên ( người cấp) cấp tín dụng cho bên kia (người hưởng)

– Đều nhằm phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, qua đó thu lợi nhuận

– Đều có công cụ lưu thông , các công cụ này được trao đổi, mua bán trên thị trường tài chính.

Điểm khác nhau

Bản chất

– Tín dụng thương mại

+ Là hình thức tín dụng giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa ( việc đặt tiền trước cho người cung cấp mà chưa lấy hàng cũng là hình thức tín dụng thương mại vì người mua cho người bán tạm thời sử dụng vốn của mình)

– Tín dụng ngân hàng

+ Là quan hệ vay mượn ngân hàng của các doanh nghiệp dưới dạng hợp đồng tín dụng

Mục đích

– Tín dụng thương mại

+ Phục vụ cho nhu cầu sản xuất, thúc đẩy lưu thông tiêu thụ hàng hóa vì mục đích mục tiêu lợi nhuận, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ đối tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

– Tín dụng ngân hàng

+ Hướng tới lợi nhuận từ tiền lãi cho vay vốn

Chủ thể tham gia

– Tín dụng thương mại

+ Các doanh nghiệp có quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ ( thông thường không có khâu trung gian đứng giữa người sử dụng vốn và người có vốn)

– Tín dụng ngân hàng

+ Ngân hàng ( trung gian giữa người có vốn và người cần vốn) và các chủ thể khác trong xã hội ( các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, các cá nhân,..)

Đối tượng

– Tín dụng thương mại

+ Hàng hóa bị mua bán chịu

– Tín dụng ngân hàng

+ Chủ yếu là tiền, có thể là cả hàng hóa

Tính chất tín dụng

– Tín dụng thương mại

+ Trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau

– Tín dụng ngân hàng

+ Gián tiếp qua ngân hàng

Thời hạn

– Tín dụng thương mại

+ Ngắn hạn

– Tín dụng ngân hàng

+ Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Quy mô

– Tín dụng thương mại

+ Quy mô bị hạn chế ( tín dụng thương mại phát triển và vận động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và rút ngắn chu kỳ, giảm chi phí nên góp phần làm phát triển sản xuất kinh doanh)

– Tín dụng ngân hàng

+ Quy mô lớn, thường độc lập với chu kỳ sản xuất kinh doanh

Chi phí sử dụng vốn

– Tín dụng thương mại

+ Thường không mất chi phí sử dụng vốn ( do hoạt động cấp tín dụng không có lãi trong một khoảng thời gian nhất định, một số trường hợp bên nợ còn được hưởng lãi chiết khấu trả sớm)

– Tín dụng ngân hàng

+ Chi phí sử dụng vốn là lãi vay ( lãi suất vay vốn của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ)

Hình thức thể hiện

– Tín dụng thương mại

+ Hợp đồng trả chậm; thương phiếu gồm hối phiếu ( giấy đòi tiền vô điều kiện do người bán phát hành) và lệnh phiếu ( giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua phát hành)

– Tín dụng ngân hàng

+ Đa dạng và phong phú hơn bao gồm: hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn  mức tín dụng , thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn,…

Ưu điểm

– Tín dụng thương mại

+ Đây được xem là phương thức tài trợ tiện dụng và rất linh hoạt trong kinh doanh

+ Thủ tục nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, đẩy nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

– Tín dụng ngân hàng

+ Không bị hạn chế chủ thể tham gia, số lượng tín dụng, thời gian cho vay, phương thức, phương hướng,…

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng là những khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

+ Ngân hàng đòi hỏi có hình thức bảo đảm nên hạn chế được rủi ro. Các giao ước cho vay của ngân hàng giúp cho các ngân hàng đảm bảo an toàn cho mình và góp phần tích cực đảm bảo cho người cho vay

Nhược điểm

– Tín dụng thương mại

+ Chỉ giữa các doanh nghiệp nên cần có sự quen biết đối với chủ thể tham gia và có sự tín nhiệm lẫn nhau

+ Thời hạn bị phụ thuộc vào khả năng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Số lượng vốn bị hạn chế, phụ thuộc vào hàng hóa mà doanh nghiệp hiện có

+ Dễ xảy ra rủi ro cao

– Tín dụng ngân hàng

+ Thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian, đòi hỏi tài sản cầm cố

+ Áp đặt giao ước lên khách hàng

>> Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Trên đây là tư vấn của LAWKEY về So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button