Thành lập doanh nghiệp cần lưu ý điều gì ? Tư vấn các quy định trước khi thành lập doanh nghiệp và sau khi công ty đi vào hoạt động.
Tư vấn trước khi thành lập doanh nghiệp
– Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì gồm các loại hình sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành viên, Công ty TNHH một thành viên. Mỗi loại hình doanh nghiệp phù hợp với một lĩnh vực kinh doanh khác nhau. LawKey sẽ lắng nghe thông tin của khách hàng để tư vấn loại hình phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập doanh nghiệp
– Tư vấn lựa chọn tên cho doanh nghiệp. Xem thêm: Cách đặt tên doanh nghiệp
– Tư vấn lựa chọn địa điểm kinh doanh nơi đặt trụ sở chính hoặc địa chỉ của Chi nhánh/Văn phòng giao dịch/Địa điểm kinh doanh phù hợp;
– Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh, gồm: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện; lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính… và các nghành nghề kinh doanh đặc thù khác theo quy định pháp luật của doanh nghiệp.
– Tư vấn xây dựng bộ máy hoạt động của công ty: Căn cứ vào quy mô và cách thức hoạt động đặc thù của mỗi loại doanh nghiệp, các luật sư của LawKey sẽ tư vấn xây dựng bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm: Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
– Tư vấn xây dựng điều lệ hoạt động của doanh nghiệp: Điều lệ của doanh nghiệp được xem như “luật riêng” cho mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng điều lệ doanh nghiệp đúng với thực trạng và nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp là nền tảng quan trọng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp cũng như việc hạn chế những tranh chấp nội bộ về sau.
– Tư vấn vốn điều lệ: Dựa trên năng lực góp vốn của các cổ đông/thành viên sáng lập các luật sư chuyên môn bộ phận doanh nghiệp sẽ tư vấn cụ thể về mức góp vốn điều lệ hoặc vốn pháp định phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Các bước thành lập công ty
Khách hàng cần cung cấp giấy tờ để thành lập doanh nghiệp
– Bản sao chứng thực Giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc họ chiếu) các cổ đông/thành viên sáng lập của doanh nghiệp dự định thành lập;
– Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề trong trường hợp khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
– Điền thông tin cụ thể vào phiếu thu thập thông tin của LawKey: Tên công ty, vốn điệu lệ, địa chỉ trụ sở chính…Sau khi có thông tin, luật LawKey sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho Quý khách hàng.
Xem thêm: Các công việc phải làm sau khi thành lập công ty
Thủ tục thực hiện thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ do khách hàng cung cấp;
Bước 2: Dưới sự ủy quyền của khách hàng, các luật sư và chuyên viên của LawKey sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp và chuyển giao cho khách hàng đọc và ký.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 4: Sau 05-07 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 5: Bàn giao bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ và con dấu công ty cho khách hàng.
Bước 6: Tư vấn hướng dẫn và thực hiện các thủ tục khác sau khi thành lập công ty như: Mở tài khoản ngân hàng, lập hồ sơ thuế ban đầu, các tờ khai lệ phí môn bài, báo cáo thuế…..
Trên đây là Tư vấn thành lập công ty của LawKey. Liên hệ ngay với LawKey để được tư vấn dịch vụ thành lập công ty uy tín, giá rẻ nhất hiện nay.