Một số vướng mắc khi xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương làm căn cứ trả lương cho người lao động. Một số vướng mắc khi xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp cần chú ý.

Mức chênh lệch giữa hai bậc lương

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. 

Trong đó, khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. 

Số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.


Doanh nghiệp có thể có nhiều bảng lương không?

Hiện nay, chưa có quy định nào chỉ cho phép doanh nghiệp được lập một bảng lương duy nhất. Chính vì vậy, một doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều thang lương, bảng lương áp dụng trong nội bộ công ty của mình. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP.

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể  lập một bảng lương cho các lao động quản lý, một bảng lương cho các lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.


Doanh nghiệp dưới 10 lao động có phải xây dựng thang lương, bảng lương không?

Nhiều doanh nghiệp vẫn lầm tưởng rằng, khi số lao động của mình dưới 10 người thì doanh nghiệp không phải xây dựng thang lương, bảng lương. Nhưng trên thực tế, đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động sẽ được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 1 Nghị định 49/2013/NĐ-CP).

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương mà không quy định doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn xây dựng thang lương, bảng lương.

Do đó, doanh nghiệp dưới 10 lao động vẫn phải xây dựng thang lương, bảng lương và doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không xây dựng thang lương theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 của Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Xem thêm: Có phải điều chỉnh thang lương bảng lương khi tăng lương tối thiểu vùng

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số vướng mắc khi xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button