Ai được quyền chào bán chứng khoán?

Chào bán chứng khoán là một trong những cách thức mà các doanh nghiệp huy động vốn và đầu tư. Việc chào bán chứng khoán phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy ai được quyền chào bán chứng khoán?

Khái niệm

– Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán.

Đặc điểm

– Chủ thể chào bán chứng khoán đa dạng, có thể là Chính phủ (trái phiếu), Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp (cổ phiếu, trái phiếu)

– Đối tượng của chào bán chứng khoán là chứng khoán. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn góp của tổ chức phát hành.

– Chào bán chứng khoán chỉ được thực hiện trên thị trường sơ cấp. Thị trường này là nơi diễn ra giao dịch trực tiếp giữa tổ chức chào bán và nhà đầu tư. Theo đó, chứng khoán được chào bán lần đầu cho nhà đầu tư.

– Có hai phương thức chào bán: chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng.

>> Xem thêm: Mua bán trái phiếu chính phủ được thực hiện như nào?

Chào bán chứng khoán khác với phát hành cổ phần như nào?

– Theo Luật Chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010, chào bán chứng khoán ra công chúng: Là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

+ Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;

+ Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+ Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.

-Theo Luật chứng khoán 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010, chào bán chứng khoán riêng lẻ: Là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.

– Phát hành chứng khoán: Hình thức đưa ra lưu hành chứng khoán mới để huy động vốn cần thiết cho người phát hành chứng khoán và trao cho người mua quyền nhận thu nhập dưới dạng lợi tức nhất định.

Chủ thể được quyền chào bán chứng khoán?

Chủ thể chào bán chứng khoán đa dạng, có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư.

– Chính phủ thường chào bán trái phiếu chính phủ để huy động vốn từ các nguồn lực trong xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu chi ngân sách của Chính phủ. Trong nhiều trường hợp, Chính phủ có thể chào bán trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế để huy động vốn.

– Chính quyền địa phương thường chào bán trái phiếu chính quyền địa phương để huy động các nguồn lực trong và ngoài địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu ngân sách của địa phương.

– Các doanh nghiệp: là công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn. Đây là chủ thể có nhu cầu lớn về chào bán chứng khoán để huy động nguồn lực trong xã hội. Chứng khoán mà các doanh nghiệp có thể chào bán là cổ phiếu và trái phiếu.

– Quỹ đầu tư cũng được coi là một trong những chủ thể được phép chào bán chứng khoán. Các quỹ đầu tư chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư nhằm tập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ từ các nhà đầu tư để tạo thành nguồn vốn lớn đưa vào đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Các loại phương thức chào bán

Có 2 phương thức chào bán chứng khoán:

– Chào bán riêng lẻ: là hoạt động chào bán chứng khoán của chủ thể phát hành cho các khách hàng đặc biệt, thường là các nhà đầu tư có tổ chức và không bán rộng rãi ra công chúng.

– Chào bán ra công chúng: là việc mà chủ thể chào bán đưa chứng khoán ra đại bộ phận công chúng đầu tư.

>> Xem thêm: Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng

Trên đây là tư vấn của LAWKEY về Ai được quyền chào bán chứng khoán?. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button