Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?

Mô hình kinh doanh ngày càng phát triển, vậy mở cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ có cần phải đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành không?

Trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

– Những người bán hàng rong, quà vặt;

– Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);

– Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);

– Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định.

Nên thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp?

Nếu cơ sở kinh doanh sử dụng dưới 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, còn nếu cơ sở kinh doanh sử dụng trên 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Vì là kinh doanh nhỏ lẻ nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể để đảm bảo quyền lợi. Việc đăng ký theo thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như quy định của pháp luật.

Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

>> Xem thêm: So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể

Xử lý vi phạm khi kinh doanh nhưng không đăng ký

Căn cứ theo điều 6  Nghị định số 124/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.

Như vậy, trong những trường hợp liệt kê không cần đăng ký trên thì các trường hợp buôn bán khác đều phải đăng ký kinh doanh. LAWKEY xin cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói rẻ nhất năm 2019 cho quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button