Mở chi nhánh công ty như thế nào ? Thủ tục Hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp như thế nào theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh là gì
Trước khi tim hiểu thủ tục thành lập chi nhánh, khách hàng nên tìm hiểu những quy định về chi nhánh công ty.
Theo quy định luật doanh nghiệp, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh doanh nghiệp là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Do đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh
Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh bao gồm:
– Thông báo thành lập chi nhánh của doanh nghiệp (theo mẫu)
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh.
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh
– Đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề: Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
Số lượng bộ hồ sơ: 01
Xem thêm: So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện
Quy trình mở chi nhánh công ty
– Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định.
– Bước 2: Người đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động.
– Bước 3: Bộ phận một cửa nhận hồ sơ thành lập chi nhánh và trả giấy biên nhận. Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập chi nhánh.
Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau
+ Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ
+ Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.
Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:
+ Phòng Đăng ký kinh doanh giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp
+ Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
–Bước 4: Trả kết quả thành lập chi nhánh doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh theo giấy hẹn
Những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi thành lập chi nhánh
Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập chi nhánh như sau:
Đặt tên chi nhánh
+ Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
+ Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Chi nhánh”
Đặt địa chỉ trụ sở chính của chi nhánh
+ Doanh nghiệp cần khai rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố hoặc thôn, xã, huyện, thị trấn, tỉnh
+ Không được tiến hành việc đăng ký trụ sở chi nhánh tại Chung cư hoặc Nhà tập thể quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nội dung hoạt động, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
+ Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
+ Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Người đứng đầu chi nhánh
Người đứng đầu chi nhánh không thuộc đối tượng sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính.
Xem thêm: Công việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh
Trên đây là quy định và hướng dẫn Mở chi nhánh công ty. Hãy gọi ngay tới công ty luật LawKey để được tư vấn dịch vụ thành lập chi nhánh uy tín trên toàn quốc.