Hợp tác xã có tư cách pháp nhân hay không?

Hợp tác xã không phải là một doanh nghiệp mà chỉ là một tổ chức kinh tế tập thể. Việc hợp tác xã có tư cách pháp nhân hay không sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi. 

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã theo quy định tại Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Thành lập hợp tác xã

Việc thành lập hợp tác xã được quy định chi tiết tại Luật Hợp tác xã. Đôi nét cơ bản về việc thành lập hợp tác xã như sau:

Một là, hợp tác xã được thành lập từ các sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình; pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã. Sáng lập viên sẽ tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã thảo luận về dự thảo điều lệ; phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã và dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên. Hội nghị thông qua điều lệ. Những người tán thành điều lệ và đủ điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên thì trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên. Các thành viên, hợp tác xã thành viên tiếp tục thảo luận và quyết định các nội dung quan trọng  khác của hợp tác xã.

Hai là, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các giấy tờ quy định của pháp luật và mang nộp hồ sơ tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chờ nhận kết quả.

Ba là, cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã thành viên theo quy định pháp luật.

Tư cách pháp nhân của hợp tác xã

Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân, nó đáp ứng đầy đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015.

Một là: Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan. Như đã trình bày một cách khái quát nhất về thủ tục thành lập thì hợp tác xã được thành lập dựa trên những quy định chung nhất của Bộ luật dân sự 2015 và cụ thể hóa bởi Luật hợp tác xã 2012.

Hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;

– Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Hợp tác xã năm 2012;

– Tên của hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật Hợp tác xã;

– Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật Hợp tác xã.

Hai là: Hợp tác xã được thành lập dựa trên sáng kiến của sáng lập viên hợp tác xã; được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật và được công bố công khai.

Ba là: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ngay tại định nghĩa về hợp tác xã quy định ở khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 đã khẳng định điều này. Bên cạnh đó, tại Điều 7 Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức; hoạt động của hợp tác xã cũng nhấn mạnh việc tự chủ; tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Cuối cùng là nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Hợp tác xã khi đã được thành lập hợp pháp thì đương nhiên có thể tự mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Hợp tác xã cùng với các hình thức tổ chức kinh tế khác; ngày càng thể hiện vai trò của mình trong việc thể hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Việc có tư cách pháp nhân giúp cho hợp tác xã phát huy tính độc lập, tự chủ; tạo ra lợi thế trong việc tham gia các giao dịch cũng như các hoạt động kinh doanh thương mại.

Trên đây là những tư vấn của LAWKEY. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button