Quy định của pháp luật hiện hành về tiền ăn giữa ca cho người lao động

Doanh nghiệp thường sẽ có khoản hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động. Dưới đây là quy định của pháp luật hiện hành về tiền ăn giữa ca cho người lao động.

Tiền ăn giữa ca có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có khoản tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động. Thông thường, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao đông sẽ tổ chức bếp ăn tại công ty. Nhưng cũng có nhiều công ty chi trả tiền ăn giữa ca cho người lao động trong ngày trả lương.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể quyết định mức chi cho tiền ăn giữa ca cho người lao động tối đa không quá 730.000 đồng/tháng/người. Đây chính là hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH.

Căn cứ theo quy định tại Tiết g.5 Điểm g Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khi người sử dụng lao động chi tiền cho người lao động sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân nếu không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Trường hợp mức chi cao hơn quy định thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Xem thêm: Những vướng mắc thường gặp về thuế thu nhập cá nhân

Giải đáp những vướng mắc về hoàn thuế thu nhập cá nhân


Tiền ăn giữa ca không phải đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định hiện hành, có một số khoản thu nhập được tính đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như Phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động;…

Và bên cạnh đó, cũng có một số khoản thu nhập không phải tính đóng bảo hiểm xã hội. Và một trong số đó có khoản tiền ăn giữa ca theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, nếu tiền ăn giữa ca được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động thì sẽ không phải tính đóng bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội một lần và những vướng mắc thường gặp

Một số vướng mắc về sổ bảo hiểm xã hội cần lưu ý


Tiền ăn giữa ca có được tính là chi phí giảm trừ?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, tiền ăn giữa ca có thể được tính vào chi phí giảm trừ cho doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện:

– Có các hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định như: phiếu chi, bảng chấm suất ăn ca;…

– Các khoản chi được ghi cụ thể về điều kiện hưởng, mức hưởng tại một trong các hồ sơ như: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Xem thêm: Tiền thuê nhà cho lao động có được tính là chi phí giảm trừ không?

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định của pháp luật hiện hành về tiền ăn giữa ca cho người lao động’ gửi đến bạn đọc.Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button